Sau khi chạm mức cao nhất hơn 5 năm qua vào đầu tháng 6, giá styrene giao ngay tại châu Á đã đi xuống kể từ thời điểm đó, bất chấp những đợt tăng giá ngắn vào đầu và cuối tháng 7. Mức giảm tích lũy của giá styrene giao ngay đã lên tới 25%, song song với sự sụt giảm của dầu thô.
Styrene giao ngay đã xóa bỏ gần hết mức tăng của tuần trước và giao dịch ở mức thấp hơn trong tuần trước, chịu áp lực bởi giao dịch không ổn định và đà giảm giá benzen tương lai. Giá benzen tương lai đã tăng trở lại vào cuối tháng 7, khi giá dầu tương lai được giao dịch cao hơn vào hầu hết các ngày trong tuần. Đường cong kỳ hạn của benzen sau đó đã đẩy đường cong kỳ hạn của styrene thành bù hoãn mua; nhưng tuần trước, cả hai đường cong kỳ hạn này đã chuyển sang bù hoãn bán cho tháng 9.
Theo Công cụ Giá ChemOrbis, giá benzen giao ngay đã giảm xuống 1010 USD/tấn FOB Hàn Quốc, giảm 80 USD/tấn so với tuần trước, tương đương 7%. Giá styrene giao ngay được ước tính đạt 1100 USD/tấn CFR Trung Quốc vào ngày 5 tháng 8, giảm 80 USD/tấn so với tuần trước.
Sự sụt giảm nguồn cung từ các nhà máy cracker Đài Loan làm ảnh hưởng tới dòng chảy ethylene đến các nhà sản xuất styrene
Các nhà sản xuất châu Á đã cắt giảm sản lượng thông qua việc giảm công suất vận hành hoặc ngừng hoạt động để cân bằng nguồn cung với sự sụt giảm nhu cầu.
Formosa Petrochemical Corporation (FPCC) của Đài Loan đã đẩy sớm đợt bảo trì nhà máy cracker Mạch Liêu số 2, với công suất 1,03 triệu tấn ethylene/năm, từ giữa tháng 8 sang giữa tháng 7 do lợi nhuận âm. Đợt bảo trì sẽ kéo dài đến cuối tháng 9. Nhà máy cracker naphtha hơi nước số 1 và số 3 của họ, cũng nằm tại Mạch Liêu, đang hoạt động với công suất thấp.
FPCC sở hữu ba nhà máy cracker naphtha nằm tại Mạch Liêu, có tổng công suất sản xuất 2,93 triệu tấn ethylene/năm và 1,465 triệu tấn propylene/năm.
Trong khi đó, CPC quốc doanh của Đài Loan đã giảm công suất hơn nữa tại nhà máy cracker naphtha hơi nước số 4 nằm tại Lâm Viên, Cao Hùng. Nhà máy cracker này đã trải qua nhiều lần ngừng hoạt động trong năm nay, ban đầu là do vụ hỏa hoạn ngày 8 tháng 1 và sau đó là do các vấn đề kỹ thuật. nhà máy cracker này sản xuất 385.000 tấn ethylene/năm và 230.000 tấn propylene/năm.
Các nhà kinh doanh dự đoán các khách hàng sản xuất SM của FPCC và CPC sẽ nhận được ít ethylene hơn trong giai đoạn này. Một người mua Đài Loan cho biết: “Thời hạn cung cấp cho khách hàng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng mức giảm sẽ phụ thuộc vào việc khởi động lại nhà máy cracker Mạch Liêu số 3, trong trường hợp của FPCC. Với giá hạ nguồn vẫn tiếp tục suy yếu, và nếu chúng tôi tiêu thụ ít ethylene hơn, chúng tôi thà giảm công suất vận hành.”
Có ba nhà sản xuất styrene ở Đài Loan, khu vực tư nhân Formosa Chemicals and Fibre Corp (một phần của Formosa Plastics Group), Taiwan Styrene Monomer Corp (TSMC) và Grand Pacific Petrochemical Corp (GPPC).
Nhà sản xuất SM lớn nhất của Đài Loan, Formosa Chemicals and Fibre Corp (FCFC) có ba cơ sở, với tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm. Nhà máy SM 350.000 tấn/năm sẽ đi vào chu kỳ bảo dưỡng kéo dài một tháng vào đầu tháng 2.
Taiwan Styrene Monomer Corp có hai nhà máy SM, một nhà máy 180.000 tấn/năm và một nhà máy 160.000 tấn/năm khác nhỏ hơn. Cả hai nhà máy này đều nằm tại Lâm Viên, Cao Hùng. Grand Pacific Petrochemical Corp cũng sở hữu hai nhà máy SM, một nhà máy SM 240.000 tấn/năm và một nhà máy SM 140.000 tấn/năm khác nhỏ hơn. Cả hai đều nằm tại Tashe, Cao Hùng.
Theo chemorbis.com