Hướng về cội nguồn nhân ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng ba“. Câu ca dao quen thuộc đã khắc sâu vào tâm trí bao thế hệ người Việt. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng vẫn luôn là biểu tượng tôn kính, uy nghiêm. Là dấu ấn chứng minh cho cội nguồn đất Việt, cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam .

Lịch sử ngày lễ Giỗ Tổ

      Mỗi dân tộc, quốc gia đều có một truyền thuyết riêng về nguồn cội của dân tộc mình. Có một niềm tự hào luôn ẩn sâu trong mỗi người dân mỗi khi nhắc đến.  Và những người con đất Việt chúng ta cũng đã có một cội nguồn đầy kiêu hãnh – “ con Rồng cháu Tiên”. 

      Truyền thuyết kể rằng Lạc Long Quân lấy  Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra 100 con. 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi. Lạc Long Quân phong con trưởng là Hùng Vương nối ngôi làm vua. Đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú). Trải qua 18 đời vua Hùng, đã xây dựng nên nền tảng văn hóa Việt. Hình thành lối sống kết, gắn bó. Không nơi nào trên thế giới có 54 dân tộc anh em đều gọi nhau hai tiếng “đồng bào”?. Một dân tộc chưa từng khuất phục trước bất cứ tên giặc ngoại xâm nào.


    Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

Giỗ tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”

      “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua bao cuộc kháng chiến trường kỳ. Từ thời xa xưa, là chống lại quân xâm lấn bờ cõi Lạc Việt, rồi đến chống quân Nam Hán, quân Mông Nguyên,…Cho đến thời chống lại Pháp, Mỹ.  Cha ông ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để đem lại nền hòa bình độc lập và đến đời nay chúng ta được sống trong sự tự do.

        Ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước, những thế hệ tổ tiên, cha anh, những anh hùng thương binh liệt sĩ, những người có công với Cách mạng.  Hàng năm, cứ vào ngày này thì người dân Việt Nam dù đang ở đâu cũng cùng nhau hướng về nơi quê Cha đất Tổ.

Hướng về cội nguồn nhân ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương

     Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Các vua hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Không chỉ khẳng định công lao to lớn của các thế hệ cha ông, lời Bác dặn còn là lời nhắc nhở tất cả chúng ta phải phát huy truyền thống, có trách nhiệm giữ gìn giang sơn đất nước. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ra sức học tập cố gắng. Học sinh Việt Nam luôn đạt giải cao trong các kỳ thi Quốc tế, những sáng kiến khoa học mang tính thực tiễn cao. Hay cộng đồng thanh niên Việt Nam khởi nghiệp, xây dựng quê hương,… Mỗi thế hệ, mỗi con người Việt Nam đều hưởng ứng lời kêu gọi của Bác theo những cách riêng của mình. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ . Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

      Trong hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới. Giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí: di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể.

Tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2022

       Cụ thể, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm nay có chủ đề: “Linh thiêng nguồn cội, đất Tổ Hùng Vương”. Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh do UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì triển khai thực hiện. Bên cạnh phần Lễ, còn có các nội dung phần Hội, gồm 12 hoạt động truyền thống, tổ chức ở quy mô phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19…
       Đặc biệt trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 sẽ có các hoạt động kỷ niệm 10 năm “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Khu di tích lịch sử Đền Hùng thực hiện trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Hội tụ và lan tỏa”, ngoài ra Sở VHTT&DL Phú Thọ tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ lễ hội Đền Hùng và kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”.

Giỗ tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ đang đến rất gần – đó không chỉ là ngày hội tụ của cả dân tộc, đó còn là ngày để chúng ta – mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh cội nguồn, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam.

 

 

Thông tin liên hệ: Hikari Việt Nam:

——————————————————————

Hikari Group

Hotline: 0243 311 3998 / website: www.hikarivn.com

Fanpage: Hikari Group

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCzvOyqukFqYwgt8e3-hE4wA

Hikari P&T: Tầng 5, tòa nhà Tomeco – Số 53, đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội : https://hikarivn.com.vn

Hikari A&E: KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội (Dịch vụ kỹ thuật): https://hikariae.com

Hikari Tp Hồ Chí Minh: 64E, Đường 27, KP5, Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM: https://hikarihcm.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger